Sóc Trăng: Quản lý môi trường, phòng chống dịch trên tôm nuôi

Sóc Trăng được xem là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 45.000 - 47.000 ha thả nuôi mỗi năm. Tuy nhiên, những vụ tôm gần đây, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại lớn và năm nay, tình hình cũng không có nhiều khả quan khi thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là thời điểm giao mùa, điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển và gây hại trên tôm nuôi.

thăm nhá
Ảnh minh họa. Nguồn: tepbac.com

Theo lịch thả giống của ngành nông nghiệp Sóc Trăng hiện đang là thời điểm thả nuôi đợt 2 nhưng do thời tiết bất lợi, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con chủ động, chú trọng lựa chọn nguồn giống chất lượng, thả theo hình thức thăm dò, thả rải vụ với mật độ phù hợp trong khả năng quản lý. Đồng thời, bà con tích cực theo dõi khuyến cáo quan trắc môi trường, diễn biến thời tiết để phòng chống dịch bệnh, nhất là hai loại dịch bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.     

Tính đến giữa tháng 6, Sóc Trăng đã thả nuôi gần 15.600 ha tôm nước lợ (gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng), nhưng hơn 3.500 ha bị thiệt hại (chiếm 25% diện tích thả nuôi), giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nuôi biến động, ao nuôi không được xử lý triệt để, nguồn giống chưa đảm bảo, dẫn đến tình trạng tôm bị nhiễm bệnh chủ yếu là hoại tử gan tụy và đốm trắng. Các địa phương bị thiệt hại nặng tập trung tại thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp và người nuôi tôm trong tỉnh đang triển khai nhiều biện pháp hạn chế tác động xấu của môi trường, giảm thấp nhất thiệt hại cho người nuôi tôm.     

Ông Tăng Văn Tuối, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu cho biết, nuôi tôm cần nhất là các yếu tố môi trường và điện (để quạt oxy). Các thành viên trong hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa nhất trí đưa ra giải pháp giúp môi trường sạch, không gây hại cho những hộ nuôi lân cận khi có dịch bệnh. Nếu ao nuôi tôm của ai bị thiệt hại sẽ báo với cán bộ thú y để được cung cấp chất khử Clo dập dịch. Nhiều năm gần đây, tôm nuôi của Hợp tác xã luôn đạt hiệu quả cao, tỷ lệ thiệt hại thấp.       

Theo bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, Chi cục đang hướng dẫn hộ nuôi tôm thực hiện mô hình có hiệu quả và thông tin nhanh về tình hình thả nuôi, dịch bệnh, thị trường. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng đầu vào, đầu ra; phổ biến giải pháp phòng trừ dịch bệnh, mô hình nuôi an toàn sạch bệnh.

Khuyến Nông Việt Nam, 23/06/2015
Đăng ngày 24/06/2015
TTXVN
Dịch bệnh

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 10:06 06/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:06 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 10:06 06/05/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 10:06 06/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 10:06 06/05/2024